Các thông tin cần biết về đau nhức đầu gối

June 6, 2022

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi đầu gối và dưới đây là một số lý do phổ biến.

1.1. Nguyên nhân chấn thương đầu gối

Các chấn thương đầu gối khi bạn ngã, gặp tai nạn, khiêng vác vật nặng hay hoạt động thể thao quá sức sẽ gây ra một số tổn thương gây đau nhức đầu gối. Bên cạnh các vết thương ngoài da có thể kể tới những chấn thương như giãn hoặc đứt dây chằng, rách gân, rạn nứt xương, trật khớp gối,...

Nhức mỏi đầu gối có thể là do gặp chấn thương khi chơi thể thao

Xem thêm: Chấn thương dây chằng đầu gối có chữa được không?

1.2. Nguyên nhân bệnh xương khớp

Đau nhức đầu gối có thể là biểu hiện mắc phải các căn bệnh xương khớp dưới đây:

Bệnh thoái hóa khớp gối

Là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương phần sụn khớp gối và xương dưới sụn ở mức độ nghiêm trọng. Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính phổ biến, có thể gây viêm khớp gối và kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác.

Xem thêm chi tiết về bệnh thoái hóa khớp gối qua video: TẠI ĐÂY

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Là một bệnh lý tự miễn mà cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại mô liên kết tại bao khớp, khiến khớp bị viêm, sưng đỏ và đau nhức khi vận động. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng tới hầu hết các loại khớp trong cơ thể, trong đó có cả khớp gối.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bệnh xảy ra khi bao hoạt dịch bị viêm, khiến người bệnh đau vùng đầu gối và tác động xấu tới khả năng vận động của khớp gối.

Bệnh Gout

Nguyên nhân gây nên gout là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Bệnh có thể gây viêm khớp cấp tính và có thể tiến triển thành mãn tính, khiến người bệnh đau nhức.

Có thể bạn quan tâm: Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả

1.3. Do lối sống thiếu khoa học

Chứng đau đầu gối ở giới trẻ đang trở nên ngày một phổ biến hơn do hậu quả của thói quen sống kém lành mạnh thường thấy ở nhịp sống hiện tại. Chế độ sinh hoạt với thời gian bị đảo lộn, hay thức đêm, ngủ muộn, lạm dụng chất gây hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,... và chế độ ăn uống không khoa học gây tác động xấu tới xương khớp, lâu dần khiến xương khớp yếu đi và dễ mắc phải những bệnh lý. Có thể nói đây là căn nguyên gốc rễ dẫn đến chứng đau cơ xương khớp, nhất là là đau mỏi đầu gối.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây đau đầu gối

2. Những dấu hiệu của tình trạng đau khớp gối

Nhức mỏi đầu gối là triệu chứng ban đầu thường gặp ở những bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này thường đi cùng với các dấu hiệu khác như:

Xuất hiện những cơn đau vùng gối và dưới đầu gối

Bị đau khi hoạt động kèm theo sưng đỏ đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương sụn chêm, màng hoạt dịch hay hệ thống gân, dây chằng quanh khớp gối.

Sưng đau và nóng xung quanh đầu gối

Có thể đây là triệu chứng của viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa chất lỏng bao bọc vùng đầu gối, có công dụng đệm giữa xương và bôi trơn khớp, giảm ma sát khi vận động. Bao hoạt dịch nếu bị viêm sẽ sưng to khiến việc cử động trở nên khó khăn.

Có tiếng kêu bên trong gối

Phần sụn khớp ở người bệnh đau khớp gối thường có liên kết lỏng lẻo gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp, sinh ra tiếng kêu lục cục tại đầu gối khi người bệnh di chuyển.

Một vài dấu hiệu khác như biến dạng khớp, khớp cơ cứng,... cũng thường xuất hiện cùng với chứng đau và mỏi vùng đầu gối.

Bài viết liên quan: Các nguyên nhân gây đau bàn chân phổ biến

3. Phương pháp điều trị đau mỏi đầu gối đơn giản

Việc chữa trị đau nhức đầu gối còn phụ thuộc vào mức độ và nguyên do gây ra tình trạng này. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể thử các mẹo đơn giản dưới đây để giúp giảm bớt khó chịu.

3.1. Rèn luyện thể thao, giảm đau mỏi khớp gối

Rèn luyện thể dục có thể phòng tránh sự hình thành viêm xương khớp khi tuổi tác ngày một tăng. Viêm xương khớp cũng là nguyên do phổ biến nhất gây nhức mỏi đầu gối. Các hoạt động thể chất sẽ gia tăng sức mạnh cho mô sụn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và hỗ trợ các khớp. Các hoạt động như thể dục nhịp điệu dưới nước rất có ích cho người bị đau khớp vì chúng giúp đầu gối giãn ra vừa phải.

3.2. Tập vật lý trị liệu nâng cao sức mạnh cơ bắp

Bệnh nhân nên thảo luận trước với bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống hoặc chuyên gia vật lý trị liệu phục hồi chức năng để xây dựng kế hoạch tập luyện tốt nhất cho mình.

Các động tác thể dục giúp nâng cao sức mạnh cơ bắp chân trên như cơ tứ đầu đùi sẽ có công dụng bảo vệ khớp gối, giảm nhức mỏi đầu gối. Sau đây là các cách hỗ trợ gia tăng sức mạnh cho những cơ bắp này:

Duỗi thẳng chân và nâng chân còn lại lên cao trong khi đang nằm hoặc ngồi.

Bước một chân lên trước, tiếp đến đổi chân, lặp lại liên tục tại chỗ như bạn đang bước đi.

Ngồi trên ghế sau đó đứng lên, ngồi xuống liên tục trong thời gian 1 phút. Thực hiện động tác chậm rãi và tránh sử dụng tay để hỗ trợ.

Giữ một cái ghế rồi từ từ ngồi xuống cho đến khi đầu gối gập lại và đưa ra ngoài bàn chân. Lưu ý: Luôn giữ thẳng lưng trong khi ngồi xuống, đứng lên. Lặp lại động tác này 10 lần.

Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tập vật lý trị liệu

3.3. Lưu ý giữ tư thế đúng để hạn chế tình trạng đau mỏi đầu gối

Bạn nên chú ý các tư thế sau nhằm giảm áp lực lên đầu gối:

Tránh ngồi ghế quá thấp hoặc ghế dài vì dễ khiến bạn có xu hướng nằm dài ra.

Kê thêm gối để tăng chiều cao vị trí ngồi nếu cần thiết.

Chú ý ngồi đúng tư thế, không nghiêng ngả sang hai bên.

Lựa chọn các loại giày có tác dụng hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp.

Không ngồi quá lâu mà không vận động vì sẽ khiến khớp trở nên cứng, dễ gây nên đau nhức đầu gối.

3.4. Giảm cân và giữ chế độ ăn khoa học

Những người béo phì là đối tượng có nguy cơ bị nhức mỏi đầu gối cao hơn người có cân nặng bình thường. Cân nặng dư thừa khiến cho các khớp phải chịu nhiều trọng lực hơn. Vì vậy, việc giảm trọng lượng có thể giúp cải thiện chứng đau nhức khớp gối kéo dài, kể cả viêm khớp.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý kết hợp vận động là phương pháp tốt nhất giúp giảm cân hiệu quả. Tham khảo các khẩu phần ăn cân bằng và lành mạnh bao gồm:

Ăn nhiều trái cây, rau củ và chất xơ

Ít mỡ động vật cũng như những chất béo khác

Hạn chế ăn tinh bột

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mọi người nên thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải bằng cách ăn nhiều sản phẩm tươi sống. Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng đau nhức đầu gối.

3.5. Massage chữa đau nhức đầu gối tại nhà

Thực hiện xoa bóp tại nhà hoặc tìm đến chuyên gia massage cũng là biện pháp cải thiện triệu chứng đau mỏi đầu gối hiệu quả.

Phương pháp massage hỗ trợ giảm nhanh cơn nhức mỏi đầu gối hiệu quả

Dưới đây là các động tác massage mà bạn có thể thử thực hiện, lưu ý nên thực hiện trong tư thế ngồi với đầu gối để vuông góc và bàn chân đặt trên mặt sàn:

Nắm tay lại tạo thành nắm đấm và dùng cả hai tay ấn vào vùng đùi trên, giữa và dưới khoảng 10 lần. Lặp lại động tác khoảng 3 đợt.

Ngồi trên ghế, đặt bàn chân vuông góc trên sàn, sử dụng gò bàn tay dưới ấn nhẹ lên đùi trên, kế đến di chuyển dọc xuống đầu gối, sau đó thả ra. Thực hiện thao tác khoảng 5 lần. Có thể áp dụng tương tự cho mặt ngoài và trong đùi.

Sử dụng 4 ngón tay ấn vào đầu gối và di chuyển lên xuống 5 lần. Thực hiện thao tác này xung quanh đầu gối.

Sử dụng lòng tay để lên đùi rồi đẩy nhẹ xuống dưới qua đầu gối và đẩy ngược lên bên ngoài đùi. Những động tác massage cơ đùi sẽ mang lại nhiều tác động hữu ích tới đầu gối.

Bài viết gốc: TẠI ĐÂY