Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Chỉ định cho trường hợp nào?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa trị được các bác sĩ cân nhắc sử dụng sau cùng khi các phương pháp chữa trị bảo tồn không đạt hiệu quả. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào nên thực hiện?
Dành cho bạn: Tổng hợp kiến thức cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm
1. Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm hiện nay
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là để giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của khối thoát vị, nhờ đó giúp bệnh nhân giảm đau, phục hồi vận động và sớm trở lại công việc bình thường.
1.1. Mổ hở
Bác sĩ sẽ cắt đĩa đệm qua vết rạch nhỏ trên da khoảng 3 cm, cắt dây chằng vàng một bên và một phần tối thiểu bản sống để lấy bỏ khối thoát vị. Đây là phương pháp ít tàn phá và chi phí thấp nên thông dụng ở Việt Nam hiện nay.
1.2. Phương pháp nội soi
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nội soi giúp rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật này đòi hỏi người phẫu thuật phải thao tác hết sức nhuần nhuyễn với kính hiển vi rất đắt tiền, chi phí cao.
1.3. Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống
Phương pháp phẫu thuật này mang lại hiệu quả cao, an toàn, ít tai biến và ít đau, đảm bảo được tính thẩm mỹ. Người bệnh có thể xuất viện trong ngày hoặc ngày hôm sau.
2. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Chỉ khoảng 20% số trường hợp thoát vị đĩa đệm là cần thực hiện phẫu thuật, phần lớn các trường hợp còn lại có thể chữa được bằng các phương pháp như:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc
- Tiêm corticoid ngoài màng cứng (ít dùng do nhiều biến chứng)
- Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
- Phương pháp Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu (an toàn, hiệu quả)
Tham khảo: Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới nhất từ Chiropractic
Vậy khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ nên thực hiện phẫu thuật nếu thuộc các trường hợp sau:
- Điều trị nội khoa không thành công sau 5 - 8 tuần.
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cấp tính.
- Thoát vị đĩa đệm dẫn đến rách bao xơ, thoát vị di trú.
Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt cần can thiệp mổ cấp cứu gồm:
- Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, sử dụng thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả.
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc gây hội chứng chùm đuôi ngựa.
Cần lưu ý, tỷ lệ khỏi bệnh sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tuy cao nhưng vẫn có thể dẫn đến các biến chứng không thể tránh khỏi, thậm chí gây bại liệt. Vì thế, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không.
Nguồn tham khảo:
https://thanhnien.vn/suc-khoe/song-vui-khoe/benh-thoat-vi-dia-dem-co-nen-mo-khong-1411677.html
Nội dung liên quan:
http://www.wikidot.com/user:info/suckhoexuongkhop
https://500px.com/p/benhxuongkhopprofile
https://alternativeto.net/user/benhxuongkhop/
https://answers.microsoft.com/en-us/profile/51ff5b71-6df3-4ca4-bb07-f71490be1858
https://trello.com/c/ehlv7Zkm/19-phuong-phap-chiropractic-la-gi-nguyen-ly-hoat-dong-va-cong-dung
https://blog.goo.ne.jp/suckhoexuongkhop/e/ad71282a416cfd859975709c374e75bb
http://chuyentrangxuongkhop.livedoor.blog/archives/9373551.html
https://slides.com/suckhoexuongkhop/bong-gan-co-chan-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri